Đá Granite

Đá granite còn có tên gọi khác là đá hoa cương – một loại đá tự nhiên ở sâu trong lòng trái đất và được hình thành bởi các dòng nham thạch nóng chảy ở nhiệt độ rất cao, khi chúng nguội đi sẽ tạo thành những cấu trúc tinh thể hạt granite. Hầu hết đá hoa cương có kết cấu tạo khối, cứng, độ đặc cao nên khó gãy vỡ, ít vân nứt, được sử dụng rộng rãi làm vật liệu hoàn thiện trang trí nội, ngoại thất công trình.

Đá hoa cương (đá Granite) là một loại đá tự nhiên phổ biến được hình thành từ mắc ma núi lửa có thành phần axit.

1. Đặc tính của Đá hoa cương

1.2. Đặc tính Vật lý

Đá Granit hình thành từ quá trình kết tinh chậm của các mắc ma dưới bề mặt Trái Đất. Đá có liên kết dạng hạt hoặc dạng hoa từ trung tới thô, khi có các tinh thế lớn nổi bật thì gọi là kiến trúc nổi ban. Hầu hết đá hoa cương có kết cấu tạo khối, cứng và xù xì, độ đặc cao nên khó gãy vỡ, ít vân nứt.

Đá có độ cứng đạt từ 5.6-6.5 trên thang độ cứng Mohs, cứng gần gấp đôi sắt nên rất khó bị trầy xước, độ ma sát cao, độ chịu mài mòn tốt.

Tính thấm hút thấp, độ thấm hút trong khoảng nhỏ hơn 0.4%/m2 nên bề mặt ít bám bẩn, không bị ố màu.

1.3. Đặc tính Hóa học

Đá hoa cương có cấu tạo thành phần từ 72% silic dioxide có đặc tính rất trơn về mặt hóa học nên nhìn chung đá rất khó bị ăn mòn cho dù bị tác động bởi axit, giữ được màu và độ bóng cao.

1.4. Tính Thẩm mỹ 

Về cơ bản đá Granite có tính thẩm mỹ thuộc dạng classic, đơn giản nên rất được ưa chuộng sử dụng trong mọi công trình xây dựng từ dân dụng tới lâu đài, biệt thự, doanh nghiệp. Đá Granite có vân sắc tương đối đơn điệu, màu vân đa dạng từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ, phá cách.

2. Các loại đá hoa cương

Các mỏ đá hoa cương phân bổ đồng đều trên khắp lục địa Trái Đất với số lượng lớn, đa dạng mẫu mã cùng đường vân khác biệt. Hiện tại có thể phân loại đá hoa cương dựa trên xuất xứ và map đá. Hơn 70% các mặt hàng đá granite trên thị trường đến từ Ấn Độ, 30% khác là từ Brazil, Việt Nam, Campuchia…

X